Chân dung bà Trương Thị Lan năm 2005 |
Bà cố Tiêu, tên thật là Trương Thị Lan, sinh năm 1910 tại xã Diêm Trường, sau là xã Văn Trường, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình gia giáo, thân sinh là ông Cửu Trứ (tên thật là Trương Công Chương) từng làm lý trưởng Văn Tràng. Bà là con thứ 5 trong nhà, anh trai có ông Trương Công Khuyến là đảng viên giai đoạn 1930-1931.
Bà được gả cho ông Nguyễn Duy Đạt ở thôn Trù Phúc, làng Thuận Lạc, nay là xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, năm 1934 sinh con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Tiêu, nên sau này thường được gọi là ả Tiêu. Khoảng những năm 1935-1936, đình làng Thuận Lạc được sửa sang lại, ông Nguyễn Duy Đạt có đóng góp tiền nên được làng ban cho trạng "sinh đồ" (học trò), dân thường gọi là ông đồ Tiêu, bà đồ Tiêu.
Khi mới về nhà chồng, cha chồng là một ông đồ dạy học với lễ giáo nghiêm khắc, mẹ chồng lại là người khó tính nhưng vốn sinh ra trong một gia đình gia giáo, thuở nhỏ cũng được học chữ nghĩa nên bà đã nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới, sống nghĩa tình, hiếu thuận với cha mẹ chồng, anh chị em nhà chồng và lo mọi chuyện đồng áng, ruộng vườn, chuyện hương khói thờ phụng tổ tiên...
Cách mạng Tháng 8 thành công, bà tích cực tham gia xây dựng chính quyền mới, trong khi ông Nguyễn Duy Đạt được kết nạp Đảng Lao động, thành ủy viên ủy ban hành chính xã Trường Xuân thì bà tham gia các phong trào Hũ gạo kháng chiến, dạy Bình dân học vụ, tham gia các hội Mẹ chiến sĩ, Phụ nữ...
Giai đoạn 1952-1956, đây là giai đoạn khó khăn, do nóng vội và nhận thức yếu kém nên cuộc Cải cách ruộng đất ở địa phương đã xếp gia đình ông bà vào diện địa chủ, gia sản bị tịch thu, chồng bị bỏ tù nhưng bà vẫn tất tả ngược xuôi, tìm đủ mọi cách để nuôi sống gia đình... Giai đoạn đó, trong gia đình có nhiều biến động lớn: em dâu là bà Trần Thị Minh không chịu được cảnh đấu tố đã quyên sinh tại giếng chòm, cả đại gia đình bị đấu tố. Sau này mỗi lần nhắc lại, tuy tuổi già quên nhiều nhưng khi kể đến giai đoạn này lòng bà vẫn canh cánh nỗi buồn bực.
Sau khi được trả lại thành phần, có ruộng, ông bà vào hợp tác xã, tham gia vào công tác đoàn thể của địa phương, bà cùng gia đình hăng say sản xuất, tham gia các phong trào kháng chiến chống Mỹ, tham gia tổ hòa giải của phụ nữ.
Ảnh chụp cố Tiêu cùng gia đình năm 2005 |
Ảnh chụp cố Tiêu cùng các con và bác Nguyễn Duy Tiếu (cháu đích tôn của cố Đồ Song) năm 2005 |
Ảnh chụp cố Tiêu cùng các con gái năm 2005 |
Ảnh chụp lễ mừng Đại đại thọ cố Tiêu năm 2010 đại diện ủy ban nhân dân xã và các cơ quan đến chúc mừng |
Ảnh chụp lễ mừng Đại đại thọ cố Tiêu năm 2010 - nhận quà của Chủ tịch nước |
Ảnh chụp lễ mừng Đại đại thọ cố Tiêu năm 2010 |
Ảnh chụp lễ mừng Đại đại thọ cố Tiêu năm 2010 |
Bà có với ông Đạt 8 người con, ông bà nuôi lớn và lập gia đình cho cả 8 người.
Các con của ông bà gồm:
1. Nguyễn Thị Tiêu, làm ruộng, lấy chồng là ông Nguyễn Thái Thịnh, giáo viên, ở xã Yên Sơn. Có 7 người con.
2. Nguyễn Thị Dao, công nhân nhà máy cao su, lấy chồng là ông Nguyễn Văn Thận, công an. Có 5 người con,
3. Ông Nguyễn Duy Mại, giáo viên.
4. Bà Nguyễn Thị Đại
5. Ông Nguyễn Duy Đệ
6. Ông Nguyễn Duy Xước
7. Bà Nguyễn Thị Nguyệt
8. Bà Nguyễn Thị Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét