Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Nghi thức tế lễ

Các bước tiến hành lễ tế theo tục cổ truyền gồm các bước và xướng như sau:

1. Khởi chinh cổ (Nổi trống chiêng)
2. Nhạc sinh tựu vị (Ban nhạc vào vị trí)
3. Củ soát tế vật (Kiểm tra lễ vật cúng)
4. Chấp sự giả các tư kỳ sự (Những người phụ trách cúng vào vị trí của mình)
5. Tế chủ dữ chấp sự giả các nghệ quán tẩy sở (Chủ tế và mọi người phụ trách cúng vào chỗ rửa tay)
6. Quán tẩy (Rửa tay)
7. Thuế cân (Lau tay)
8. Bồi tế viên tựu vị (Bồi tế vào vị trí)
9. Chủ tế viên tại vị (Chủ tế vào vị trí)
10. Thượng hương (Dâng hương)
11. Nghinh thần cúc cung bái (Chủ tế và bồi tế lạy sụp cả xuống)
12. Hưng (Chủ tế và bồi tế đứng dậy)
13. Bái (Lạy)
14. Hưng (Đứng dậy)
15. Bình thân (Đứng ngay thẳng)
16. Hành sơ hiến lễ (Lễ dâng rượu lần đầu)
17. Nghệ tửu tôn sở, tư tôn giá cử mịch (Chủ tế đi ra chỗ án để rượu, người chấp sự mở cái miếng phủ trên mâm đài ra)
18. Chước tửu (Rót rượu)
19. Nghệ đại vương thần vị tiền (Hai người nội tán dẫn chủ tế lên chiếu nhất)
20. Quỵ (Tế chủ và bồi tế quỳ cả xuống)
21. Tiến tửu (một người chấp sự dâng đài rượu đưa cho tế chủ vái một vái rồi giao trả người chấp sự)
22. Hiến tửu (các người chấp sự dâng rượu đi hai bên, hai tay nâng cao đài rượu đi vào nội điện. Xong trở ra)
23. Hưng, bình thân, phục vị
24. Độc chúc (hai người chấp sự vào bàn trong kính cẩn bưng văn tế ra)
25. Nghệ độc chúc vị (người nội tán dẫn chủ tế lên chiếu trên)
26. Giai quỵ (tế chủ, bồi tế, hai người bưng chúc đọc chúc đều quỳ cả xuống)
27. Chuyển chúc (người bưng chúc đưa cho chủ tế. chủ tế cầm lấy, vái một vái rồi đưa cho người đọc chúc)
28. Độc chúc (người đọc chúc lần này đọc bản văn tế. Đọc xong văn tế, chủ tế lạy hai lạy rồi ra phía ngoài. Sau đó lại xướng lễ trở lại để dâng hai tuần rượu nữa. Tuần thứ hai là Á hiến lễ và tuần thứ ba gọi là Chung hiến lễ)
29. Ẩm phúc (hai người vào nội điện bưng ra một chén rượu và một khay trầu)
30. Nghệ ẩm phúc vị (người chủ tế đi ra bước lên chiếu thứ nhì)
31. Quỵ (tế chủ quỳ xuống. hai người đưa chén rượu, khay trầu cho chủ tế)
32. Ẩm phúc (chủ tế bưng lấy chén rượu vái, lấy tay áo che mồm uống một hơi hết ngay)
33. Thụ tộ (chủ tế cầm khay trầu vái rồi ăn một miếng)
34. Tạ lễ cúc cung bái (chủ tế và bồi tế cùng lạy tạ bốn lạy)
35. Phần chúc (người đọc chúc đem văn tế đốt đi)
36. Lễ tất (tế đã xong)


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Quang cảnh nghĩa trang phái trưởng






Phần mộ "Ông Thiên - bà Thu"

Phần mộ đức tổ Nguyễn Hữu Thiện
(để phù hợp với gia phả họ Nguyễn Duy Văn Thành thì đức tổ có tên mới là Nguyễn Hữu Thoan)

Phần mộ đức tổ Nguyễn Hữu Nham


Phần mộ của Cố Nguyễn Duy Huệ (1863-1933)

Câu đối nhà thờ họ

Câu đối này được đặt tại chính điện, làm năm Giáp Tý niên hiệu Khải Định (1924), câu đối do Huyền tôn (có lẽ là cố Nguyễn Duy Cán) bái thượng.

TẠ GIA TỬ ĐỆ QUANG VINH TIẾN

TẾ THẾ BẢN CHI QUA BIỆT THIÊM
Cảm ơn anh Tử Quang - Trần Mạnh Cường, hiện đang công tác tại Thư viện Tỉnh Nghệ An đã giúp dịch câu đối.

Khung cảnh nhà thờ Nguyễn tộc phái trưởng

Xin giới thiệu một vài hình ảnh chụp quang cảnh nhà thờ phái trưởng tại thôn Trù Phúc, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương:





Chữ trên câu đối (vế 1): KIỀN CHI HẬU KÝ NHÂN CƠ  TRẠCH

Chữ trên câu đối: THẾ ĐẠI PHONG BỒI ĐỨC THỤ HOA




Am thờ tổ cô Nguyễn Thị Thanh




Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Phản biện một số ý kiến trong các Tư liệu về nguồn gốc dòng họ

Vừa qua, tôi có tiếp cận một số nguồn tư liệu của các vị trong và ngoài dòng họ, nhân dây tôi xin trích dẫn và phản biện vài điều/

1. Tư liệu của ông Nguyễn Duy Hiểu, cán bộ về hưu ở phường Đội Cung, thành phố Vinh trong cuốn "Ký yếu (lần 3) - Tìm hiểu thêm về lịch sử dòng họ", ngày 30 tháng 4 năm 2011.

Chúng tôi trích lược Phần VII và VII vì liên quan nhất đến họ Nguyễn Duy Lạc Sơn

Các phần của cuốn Ký yếu như sau:
Phần I: Sơ yếu lịch sử Việt Nam,
Phần II: Thanh Hoá.
Phần III: Thọ Xuân.
Phần IV: Một số nhận định về cụ tổ Nguyễn Quang Thiện.
Phần V: Làng Phúc Điền, Mỹ Dụ đến Triều Khẩu, Hưng Nguyên.
Phần VI: Làng Đông Xoang, Yên Phú (Văn Thành)
Phần VII: Cụ tổ Nguyễn Văn Đương về làng Trù Phúc, Lạc Sơn.
Phần VIII: Họ Nguyễn Duy ở Đức Sơn, họ Nguyễn Hoàng ở Cát Văn.

Xin trích đăng một phần như sau:

PHẦN VII: CỤ TỔ NGUYỄN VĂN ĐƯƠNG VỀ LÀNG TRÙ PHÚC, LẠC SƠN
Phải nói cảm ơn gia phả năm 1844 và lí lịch sắc phong của chi họ Văn Thành còn lưu giữ. Gia phả Lạc Sơn bằng chữ nho làm lại năm thứ 7. Khi cô Thanh 1780 về nuôi cháu còn nhỏ dại, hướng dẫn cháu khi ấy làm lý trưởng viết lại gia phả, do đó có chỗ vẫn không nhớ hết. Cụ tổ Lạc Sơn có lúc còn gọi là ppng Thiên – bà Thu; theo gia phả Văn Thành là cụ Đương về Truông Cồn Đọi chi xứ. Lớn lên từ năm 1950-1960 tôi đều được nghe truyền khẩu: họ Nguyễn Duy Lạc Sơn có gốc Yên Thành và từ Thanh Hoá vào. Năm 1960, bác Nguyễn Duy Ân làm hội trưởng Đông y Đô Lương theo gia phả Văn Thành đã đi nhiều lần thực địa ở xứ Lạc Sơn, Đà Sơn. Theo các cụ kể lại: Truông Cồn Đọi  có 9 đỉnh ở Lạc Sơn và Đà Sơn. Lớn lên tôi thấy rằng thời 1955-1975 trên 9 đỉnh đó chỉ có 2-3 đỉnh có người ở: Trù Phúc, Trùng Quang và 1 số ít ở Đà Sơn (trường cấp 3 cũ), còn lại nhiều đỉnh là không có nhà ở: Bệnh viện, đoạn 5 rú Trang, trường chuyên cũ, trường chuyên mới, trường cấp 3 hiện tại (rú Kiêng).
            Đoạn chính của truông từ trường cấp 3 hiện nay đến phố mới. Hồi học cấp 2 chúng tôi đi qua ruộng Cồn Đọi, thấy vắng phải chạy nhanh. Bác Ân lần họ Nguyễn Hữu Đà Sơn: không có dấu tích từ Yên Thành, lệch đời. Đến Nguyễn Hữu ở Trùng Quang (Lạc Sơn): chỉ 10 hộ, lệc 5-7 đời và không có dấu tích gì ghi lại. Cụ Ân đến nhà bác Đạt (tức Tiêu) trò chuyện, vốn 2 ông thông nho và biết nhiều việc, đã nhận họ và mời bác Ân 13/10 hàng năm âm lịch vào giỗ họ ở Lạc Sơn. Năm 1960, trong một lần tập huấn chăn nuôi cá ở nhà thờ Văn Thành, cụ Đạt đã trao đổi với anh con bác tộc trưởng Nguyễn Duy Cán. Hai an hem chở nhau bằng xe đạp ra Văn Thành để nhận họ. Chiến tranh nổ ra ai cũng lo cho cuộc sống và tính mạng để đến năm 2001 con cháu mới có dịp ra lại, và từ đó nhận lại họ hang, đi lại nhiều trong các ngày giỗ, tết: 21 tháng 2 và 13 tháng 10. Như vậy việc nhận họ ở Văn Thành là có cơ sở của hai bên. Năm 1957 tôi hay đi bừa ở ruộng cố Đương đó cũng là một căn cứ. Sau khi vào HTX, đội ruộng được chia lại, cái tên ruộng Cố Đương dần dần ít nhắc đến.
Chi họ Nguyễn Duy, Lạc Sơn đi Đức Sơn, Thanh Cát có trong gia phả cũng được dịch ra tiếng Việt, điều đó là khằng định.
Bác Nguyễn Hữu Mân học rộng có vào Huế học. 1930 hoạt động nên được Trung ương tặng Huân chương độc lập hạng 3, người có công thành lập tổ chức ở xứ Văn Tràng năm 1930 còn được ghi vào lịch sử huyện, tỉnh. Đánh giá về quá trình Lạc Sơn tu sửa khuôn viên nhà thờ và lăng mộ:
+ Nhà thờ tri sự Nguyễn Thoan (tức Nguyễn Hữu Thiện):
1702: làm nhà thờ lợp tranh.
1903 làm nhà ngói 3 gian nay là thượng điện,
1986 làm lại nhà hạ điện.
+ Về lăng mộ theo trí nhớ và bày chỉ của bác Nguyễn Duy Đạt, năm 1975 xây nghĩa trang đại tôn tại đồi Cảnh Minh Lạc Sơn. Năm 2007 anh Nguyễn Duy Đào viết kĩ chi trưởng và đề năm dương lịch theo lịch vạn niên ở gia phả. Năm 2004, tu bổ khuôn viên và nghĩa trang, cổng họ ngày một khang trang. Có sự đóng góp của các cháu Tuấn con chú Mai, nhiều cháu khác đi xa như Tú, Kỳ, Giang.
Quá trình tìm lại họ ở Văn Thành còn có cơ sở bởi theo truyền khẩu, bản gia phả đầu bị cháy, còn bản chữ nho năm 1780 còn lưu lại được dịch ra tiếng Việt ở ông thông gia nhà anh Tiếu năm 2002 ở Thanh Hoá. Theo gia phả họ Nguyễn Duy Văn Thành, theo sự khoanh vùng Truông Cồn Đọi và vài họ Nguyễn Hữu ở Đà Sơn và Lạc Sơn, còn theo sự di truyền tư chất mà ít ai soi xét được, ngoài ra còn có đội ruộng cố Đương, tên lót thống nhất từ Hữu sang Duy khi các cụ tổ Đô Lương còn hay đi về quê cha ở Văn Thành đầu thế kỉ XVIII, theo chúng tôi họ Nguyễn Duy ở Văn Thành và Lạc Sơn là một, có cơ sở. Trong quá trình xây dựng nhà thờ, nghĩa trang, đi tìm họ còn phải đánh giá nhiều người có công: bác Đạt làm lăng, nghĩa trang họ, đọc văn tế ngày giỗ họ và lớn hơn là bày cho con cháy cúng đơm lễ tết, có công ra Văn Thành tìm họ, chắp nối 2 xứ, có sự phân tích nguồn gốc họ. Ngoài ra còn có anh Tiếu con cụ Hữu Mân, chú Cảnh, chú Địch… đã viết lại gia phả đầy đủ hơn. Việc làm ân nghĩa, uống nước nhớ nguồn có phúc đức cho con cháu về sau không thể ghi hết được.
Đến đời cụ tổ Nguyễn Hữu Hợi về Khải Sơn năm 1741, chi họ Khải Sơn cũng đã phát triển và có nhiều đóng góp, hay đi lại với Trù Phúc cúng tế, khuôn viên, nhà thờ, nghĩa trang tu bổ ngày càng đẹp ra.

PHẦN VIII: HỌ NGUYỄN DUY Ở ĐỨC SƠN, HỌ NGUYỄN HOÀNG Ở CÁT VĂN
1. Họ Nguyễn Duy ở Đức Sơn bắt đầu từ can Nguyễn Duy Ngươu từ năm 1840. Có khoảng 20 hộ, làm ăn tốt, hay về giỗ tế ở Lạc Sơn. Không có gì mắc mớ chuyện “chiếc chiêng vỡ”.
2. Họ Nguyễn Hoàng: theo anh Châu đã đổi tên lót là Nguyễn Hoàng do cụ Nguyễn Duy Tịch đi khoảng 1840.

LỜI BÀN:

Gia phả gốc của họ ta bằng chữ Hán, được Tổ cô Thanh đọc cho cháu là Nguyễn Hữu Nghĩa ghi lại vào đầu thế kỉ XIX chỉ nhớ tên từ đời 2, đức Thủy tổ không nhớ tên và ghi lại thành "Ông Thiên, Bà Thu".
Một số ý kiến của chú Duy Hiểu, xin trao đổi như sau:
* Truông Cồn Đọi, ngày nay được biết đến là vùng xóm 11, 12 xã Đà Sơn (vùng cấp 3 Đô Lương 1), theo tôi được biết không mấy liên quan đến vùng Đàu Sài, Trù Phúc ta.
Truông là vùng đất hoang, nhiều cây cỏ, ít người. Còn vùng Đàu Sài chúng ta đã có người ở lâu rồi, không thể gọi là Truông được.
Hơn nữa, theo lịch sử của dòng họ Nguyễn Duy Văn Thành, ông Nguyễn Văn Đương là cháu nhiều đời của ông Nguyễn Quang Thiện, nếu có đến Lạc Sơn chúng ta cũng khoảng những năm 1730-1740, mà khi đó, đối chiếu lịch sử họ ta đã đến đời Tổ Nguyễn Hữu Thoại rồi.


2. Tài liệu của ông Nguyễn Duy Phổ, tộc trưởng họ Văn Thành được ghi trong "Lời nói đầu" của cuốn Gia phả họ Nguyễn Duy Văn Thành năm 2000.
Tài liệu này được đính kèm trong phần Phụ lục của cuốn Ký yếu của chú Nguyễn Duy Hiểu viết năm 2011 như đã trình bày ở trên.

3. Tái bút (ghi trong Ký yếu của Nguyễn Duy Hiểu)


Phần tái bút này chủ yếu giải thích về niên đại một số đời không thoả mãn, đã tranh luận trong thời gian gần đây.

Luận cứ cho chi 12 Lạc Sơn có nguồn gốc ở Văn Thành là:
- Sự tích Truông Cồn Đọi do gia phả Văn Thành viết lại (1844), do cụ Nguyễn Duy Ân đông y Đô Lương, người chi Văn Thành tìm cả xứ Lạc, Đà đã phân loại, dùng biện pháp loại trừ và quan trọng là đến đời tôi (tức Nguyễn Duy Hiểu)- tộc trưởng là Nguyễn Duy Mận con cụ Cán là 13, 14 đời kể từ cụ Tổ Nguyễn Văn Thịnh ở Văn Thành, là trùng 14 đời với Văn Thành và 17 đời với Nguyễn Quang Thiện. Đó là 1 cơ sở tốt.
- Năm 1960, cụ Nguyễn Duy Đạt (cụ Tiêu) và cụ Cán 2 anh em chở nhau bằng xe đạp ra Văn Thành nhận họ là có cơ sở đáng tin (đã ghi ở gia phả Văn Thành năm 2000).
- Lí do xác đáng nhất: năm 2002, anh Nguyễn Duy Tiếu khi hoàn thành gia phả Nguyễn Duy Lạc sơn có nói lại: họ Văn Thành viết năm 1844 cho họ Lạc Sơn 4 đời. Đến ngày giỗ 13-10, tôi (Nguyễn Duy Hiểu) kiểm tra lại thông tin với chú Nguyễn Duy Cảnh, người tham gia viết gia phả Lạc Sơn năm 2001 có nói: lúc đó ta chưa chắp nối với Văn Thành, việc gia phả Văn Thành viết là Khách quan, trùng 4 đời đầu với gia phả Lạc Sơn. Chỉ có điều là ở đời thứ 7 tên cụ Nguyễn Duy Đương (Văn Đương) họ Lạc Sơn ta không viết vào gia phả chữ Nôm mà gọi ông bà tổ này là "Ông Thiên bà Thu" cho dễ bề cúng tế. Còn mộ cụ Đương do không nhớ tên (do cô Thanh độc lại), song mộ hãy còn. Cụ Nguyễn Duy Đạt còn nhớ và chỉ cho con cháu. 
Tóm lại là gia phả Văn Thành và Lạc Sơn viết ở đời 5 và đời 7: thì 4 đời đầu Lạc Sơn được gia phả Văn Thành viết khách quan năm 1844 và trùng với gia phả Lạc Sơn viết năm 1780.
Hai gia phả chữ Nôm 2 nơi, viết không dựa vào nhau mà trùng 4 đời đầu cho chi 12 Lạc Sơn, do đó là cơ sở duy nhất có căn cứ lịch sử, để có cơ sở hai nơi Văn Thành, Lạc Sơn nhận anh em, tôi cho là đúng nhất, không băn khoăn và tôi đã kiểm chứng thông tin.

LỜI BÀN CỦA NGƯỜI SOẠN BLOG:
Về 3 căn cứ của ông Nguyễn Duy Hiểu đã nêu, tôi xin có một số bàn luận sau:
1. Về tên gọi vùng đất Cồn Đọi
Như đã nói ở bài "Những luận điểm phản bác..." không thể vin vào căn cứ của họ Nguyễn Duy Văn Thành là người thứ 3 Nguyễn Văn Đương vào "Truông cồn Đọi chi xứ" để nói họ Nguyễn Duy Lạc Sơn được, có thể một họ khác, hoặc họ từng đến đây nhưng đã di chuyển.
Ngày trước ở vùng làng Vành cũng có 1 làng, tên tự là Giáp Vinh, có chùa Vành còn lại đến ngày nay, nhưng biến thiên của lịch sử, họ chuyển đi đến vùng nào đến nay không ai hay biết. Không thể dựa vào căn cứ địa điểm Truông cồn Đọi mà nói có gốc Văn Thành. Hơn nữa, ông Nguyễn Văn Đương có thể con cháu sau này không mang danh Nguyễn Hữu, Nguyễn Duy mà mãi mãi là Nguyễn Văn thì sao? Họ Nguyễn Văn ở Truông Cồn Đọi cũng có nhiều họ lớn, khoảng hơn 10 đời như họ Nguyễn Văn của bác Nguyễn Văn Phan làm tộc trưởng ở thôn Trù Phúc chúng ta. Luận điểm này không chắc chắn.
Thực ra, gia phả họ Nguyễn Duy ở Văn Thành, bản chữ Hán sao lại dưới triều Bảo Đại không hề nói đến chi tiết NGUYỄN VĂN ĐƯƠNG ĐẾN TRUÔNG CỒN ĐỌI. Điều này tôi đã trao đổi cùng ông Nguyễn Văn Mậu, người viết gia phả họ Nguyễn Duy ở Văn Thành.
Nói rằng có ruộng cố Đương cũng không chính xác, thông tin này võ đoán, cần phải tìm hiểu thêm.
2. Nói năm 1960, ông Cán ông Đạt có đi nhận họ.
Vấn đề này đã trao đổi với con, cháu của ông Nguyễn Duy Đạt thì cho thấy: Năm 1960, khi làm cán bộ Nông nghiệp của xã, ông Nguyễn Duy Đạt có cơ hội đi nhiều, có đến không chỉ Văn Thành mà còn đến họ Nguyễn Duy ở Thanh Chi (Thanh Chương), Thanh Phong (Thanh Chương), Hưng Dũng (Vinh)... những họ này cũng có truyền thống khoa bảng lâu đời, là hậu duệ của Ức Trai Nguyễn Trãi - quan Nhập nội Hành khiển khai quốc công thần Lê triều, có ông Nguyễn Duy Trinh nổi tiếng... nhưng ông Đạt không hề khẳng định họ Nguyễn Duy Lạc Sơn có nguồn gốc Văn Thành và cũng chưa từng nhận họ.
Ông Nguyễn Duy Hiểu là cháu ruột gọi ông Đạt bằng bác nhưng viết những điều này là bịa đặt, con cháu ông Đạt không đồng ý. Ông là người có công giữ gìn lễ nghi, mồ mả tổ tiên nhưng xin đừng ghép cho ông chuyện nhận họ.
3. Về 4 đời đầu họ Nguyễn Duy Lạc Sơn và con cháu ông Nguyễn Văn Đương
Như bài "Những luận điểm" đã viết: 
Ông Nguyễn Văn Đương có các con, cháu là:
- Nguyễn Văn Đương sinh Nguyễn Thoan, tri sự.
- Nguyễn Thoan sinh Nguyễn Thế Danh, Nguyễn Thế Đức.
Tuy nhiên, sang gia phả họ Lạc Sơn do ông nguyễn Duy Tiếu chấp bút sau này ghép nối:
- Nguyễn Thoan là Nguyễn Hữu Thiện.
- Nguyễn Thế Danh là Nguyễn Hữu Nham.
- Nguyễn Thế Đức là thân sinh cụ Nguyễn Hữu Hường.
Đây là sự gán ghép cho có, không đúng. Trăm năm này con cháu Nguyễn Duy Lạc Sơn vẫn ghi cụ tổ Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Hữu Nham... chứ có ai nhắc đến họ ta từng mang Nguyễn Thế rồi Nguyễn Văn đâu.
Chưa nói chuyện tên gọi dòng họ (của Nguyễn Duy Lạc Sơn chỉ có Nguyễn Hữu, Nguyễn Duy trong khi Văn Thành qua nhiều tên đệm). Tôi khẳng định việc ghép tên 4 đời đầu họ Nguyễn Văn Thành sang Nguyễn Duy Lạc Sơn có thể là do bác Tiếu và chú Nguyễn Duy Cảnh cùng với mấy ông Văn Thành tự ý làm!