Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Về tên gọi Thuận Lạc - Lạc Sơn

Cho đến nay, vẫn chưa biết chính xác tên Thuận Lạc có từ lúc nào, nhưng theo những cứ liệu chúng tôi có được, thì đến năm Cảnh Thịnh thứ … (1781) đã có tên Tràng Bộc (theo như sắc phong của vua cho Tướng quân Trần Doãn Ngạn ở làng Cảnh Minh).
Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” thì tên Tràng Bộc đã có. Cụ thể: tỉnh Nghệ An chia làm 5 phủ:
A. Phủ Hà Hoa
Có các huyện:
Kỳ Hoa
          Thạch Hà
B. Phủ Đức Quang:
Có các huyện:      
1. Chân Lộc
2. Thiên Lộc
3. Thanh Chương (trước là Thanh Giang nhưng chữ Giang là huý của chúa Trịnh Giang nên được đổi thành Thanh Chương và có đến bây giờ)
4. Hương Sơn
5. La Sơn
6. Nghi Xuân
C. Phủ Anh Đô
gồm có 2 huyện:
1. Huyện Hưng Nguyên
gồm 7 tổng, 86 xã, thôn, phường, vạn, tộc
                   Tổng Phù Long
                   T. Thông Lãng
                   T. Đô An
T. Hoa Viên
                   T. Hải Hộ
                   T. Cảo Trình
                   T. La Hoàng
2. Huyện Nam Đường
Gồm có 8 tổng, 90 xã, thôn, phường, trại, sách, giáp, vạn
1. Tổng Non Liễu: 20 xã, thôn, giáp: Non Liễu, Yên Lạc, Thanh Tuyền, Non Hồ, Vân Đồn, Chung Giáp, Thượng Hồng (thôn)
                   2. Tổng Lâm Thịnh
                   3. Tổng Đại Đồng
                   4. Tổng Hoa Lâm
5. Tổng Đô Lương: 24 xã, thôn, giáp:
- Đô Lương (xã): thôn Cẩm Hoa Thượng, thôn Cẩm Hoa Đông, gi. Nghiêm Thắng, gi. Duyên Quang, thôn Đông Trung, thôn Hoa Viên, thôn Phúc Thị.
- Đại Tuyền (xã): thôn Phúc Thọ, Đông Am, gi. Trung An, thôn An Thành
- Bạch Đường: thôn Nhân Trung, thôn Phúc Tuyền, thôn Phúc An, thôn Nhân Bồi, thôn Miếu Đường.
- Diêm Trường: th An Tứ, Bỉnh Trung, Chấp Trung
- phường Thiên Lý, thôn Vĩnh Trung, ph. Hồng Hoa, vạn Trung Lở (sau đổi là ph. Duy Thanh)
6. Tổng Thuần Trung:
Thuần Trung, Tràng Bộc, Yết Nghi, Phật Kệ (2 thôn Bụt Đà, Phượng Lịch – sau đổi thành Phượng Kỷ do chữ Lịch là huý của vua Hàm Nghi – Ưng Lịch), Sơn La.
7. Tổng Bạch Hà: x. Bạch Hà, Nhân Luật, Lưu Sơn, Thanh Thuỷ, Đào Ngoã.
8. Tổng Lãng Điền: x. Lãng Điền, Mặc Điền, Tào Nguyên, thôn Vạn Hộ, Cấm An, An Lương, vạn Lãng Điền, Mặc Điền, sách Tào Giang.
D. Phủ Diễn Châu
1. Huyện Quỳnh Lưu
                   1. Tổng Hoàn Hậu
                   2. Tổng Thanh Viên
                   3. Tổng Hoàng Mai
                   4. Tổng Quỳnh Lâm
          2. Huyện Đông Thành
                   1. T. Cao Xá
                   2. Vạn Phần
3. Quan Trung
4. Quan Triều
5. Thái Trạch
6. Vân Trụ: có xã An Lăng (thôn Hội Tâm, An Lăng, giáp Thọ Lão, An Lại, Liên Nội, trang Hai Mươi)
7. Hoàng Trường
E. Phủ Trà Lân
          1. Huyện Tương Dương: t Cẩm Dã, Lang bán, Tứ Dương
          2. Vĩnh Hoà: Phi Cốc, Thanh Nhuế, Huyền Lãng
          3. Hội Nguyên: Bàu Lá, Nga My, Bình Chuẩn
          4. Kỳ Sơn: Cổ Khuông, Chiêu Lưu, Nhân Lý, Đỗ Lạng, Hữu Kiệm

Theo "Đồng Khánh địa dư chí" được biên soạn vào triều Đồng Khánh (1885-1889), phần viết về phủ Anh Sơn như sau:

PHỦ ANH SƠN
Phủ Anh Sơn ở phía tây thành tỉnh. Phủ kiêm lí 2 huyện Lương Sơn, Nam Đường, thống hạt 2 huyện: Thanh Chương, Hưng Nguyên, Chân Lộc.
Phủ lị đặt ở thôn Bột Đà, xã Phật Kệ, tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn. Bốn mặt đắp thành đất, chu vi 72 trượng (tả, hữu, trước, sau mỗi chiều đều 18 trượng), xung quanh trồng tre gai, hai bên ngoài có hào rộng 1 trượng 5 thước, sâu 3 thước. Thành có 2 cửa: cửa Tiền và cửa Hậu, đều xây gạch.
Phủ hạt phía đông giáp biển cả, phía tây giáp phủ Tương Dương, phía nam giáp Phủ Đức Thọ, phía Bắc giáp hai phủ Quỳ Châu và Diễn Châu.
Đông Tây cách nhau 224 dặm. Năm bắc cách nhau 88 dặm.
Huyện có 2 phủ Lương Sơn và Nam Đường do phủ kiêm lý, gồm 9 tổng:
I-Huyện Lương Sơn:
gồm 5 tổng, 88 xã, thôn, phường:
Dân số các hạng: 6095 người, trong đó binh đinh là 680 người.
Ruộng đất các hạng nộp thuế: 11.605 mẫu, 9 sào, 9 thước, 7 tấc, 3 phân. Trong đó:
- Ruộng công tư các hạng: 8.569 mẫu, 7 sào, 4 thước, 8 tấc.
- Đất công tư các hạng: 3.036 mẫu, 2 sào, 7 thước, 9 tấc, 3 phân.
Thuế cả năm:
- Nộp bằng thóc: 5.578 hộc, 1 thưng, 1 vốc, 3 nắm.
- Nộp bằng tiền: 9.973 quan, 5 tiền, 8 đồng lẻ.
Các tổng:
1. Thuần Trung, gồm 17 xã, thôn:
Thôn: Bột Đà, Phượng Lịch, Thuần Hậu, Đông Bích, Trung Thượng, Mỹ Trung, Tiên Cung, Doanh Châu, Thuận Lý, Phú Văn, Bảo Thiện, Mỹ Ngọc, Lễ Nghĩa, Trung Hậu, Thượng Cát; xã: Sơn La, Trường Mỹ.
2. Tổng Bạch Hà
3. Tổng Đô Lương, gồm 22 thôn: 
Yên Tứ, Bỉnh Trung, Chấp Trung, Trường Thịnh, Cẩm Ngọc, Hương Liên, Đông Trung, Nghiêm Thắng, Phúc Thuỵ, Diên Tiên, Tập Phúc, Nhân Bồi, Phúc Hậu, Nhân Trung, Phúc Yên, Trạc Thanh, Thanh Đường, Vĩnh Sơn, Phúc Mỹ, Ân Thịnh, Phú Thọ, Yên Thanh, Mỹ Hoà.
4. Tổng Đặng Sơn
5. Tổng Lãng Điền.

II - Huyện Nam Đường, có 4 tổng, 73 xã thôn, phường:
- Tổng Lâm Thịnh
- Tổng Xuân Liễu
- Tổng Xuân Lâm
- Tổng Đại Đồng
3 huyện thống hạt là
- Huyện Thanh Chương
- Huyện Hưng Nguyên
- Huyện Chân Lộc

PHÁT TÍCH ĐẤT THUẬN LẠC
Có thể kết luận tên gọi Lạc Sơn ngày nay là sự biến đổi qua nhiều tên gọi:
Đầu tiên là Tràng Bộc, đây là tên gọi cổ nhất có thể thấy trong các thư tịch của Việt Nam, cho đến đầu thế kỉ XIX, đây đã là một đơn vị cấp xã trong tổng Thuần Trung, huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, trấn Nghệ An. Theo người viết, Tràng Bộc lúc ấy bao gồm Cảnh Minh, Trù Phúc, Khải Sơn và có thể cả Trùng Quang, Sơn La (tên theo ngày nay). Vào cuối thế kỉ XIX, thôn Trùng Quang đã có chùa riêng mà đến nay, văn bia xây chùa Trùng Quang (Trùng Quang tự bi ký) đang được đặt tại chùa Phúc Mỹ (chùa Dâu) bên cạnh đền Đức Hoàng thờ Lê Trang Tông (Yên Sơn) do chùa cũ đã bị huỷ hoại.
Như vậy, mảnh đất Lạc Sơn chúng ta ngày nay có lịch sử dài phải trên 400 năm và cho đến giữa thế kỉ XVIII đã xuất hiện những trang hảo hán, những người có công như tướng quân Trần Doãn Ngạn người làng Cảnh Minh và một người mà những câu chuyện vẫn được con cháu kể cho nhau nghe về một người hùng trong họ ta - Đức tổ Nguyễn Hữu Hường. Tuy nhiên, do lịch sử của địa phương luôn gắn liền với những trang sử của mỗi dòng họ, mà qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, những sử liệu như thế nay không còn. Và cũng đáng tiếc là những người làm sử sau này lại vì một chút gì đó mà đánh giá lịch sử không đúng theo phương pháp luận của nó. Trong hệ tư tưởng Mác, người viết cũng mạnh dạn nói rằng, mặc dù  theo chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng phép biện chứng duy vật lịch sử lại không được quan tâm. Lịch sử luôn luôn yêu cầu sự khắt khe của bản thân nó.

4 nhận xét:

  1. Bác cho cháu hỏi: Tên gọi Đô Lương có phải có nguồn gốc từ Đò Lường không ạ?
    Cháu cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  2. Chào bạn.
    Như trên đã nói, vào đầu thế kỉ XIX thì tên gọi Đô Lương đã có rồi. Còn người Pháp mãi đầu thế kỉ XX mới đến.
    Nhà thơ Thạch Quỳ nói rằng, người Pháp khi viết tên Đò Lường sang tiếng Pháp thành không dấu. Sau khi dịch sang lại thành Đô Lương nhưng không phải thế, đấy là một sự suy diễn lệch lạc.
    Một tên gọi có trước khi người Pháp đến hàng thế kỉ thì không lẽ nào người Pháp lại đổi được.
    Cám ơn bạn đã ghé qua blog.
    Thân.

    Trả lờiXóa
  3. Phần về đất Lạc Sơn nói như thế này cháu nghĩ vẫn chưa đầy đủ, bác có thể bổ sung một số tư liệu được không ạ?
    Cháu không phải là người họ Nguyễn Duy nhưng cũng ở Lạc Sơn, cảm ơn những thông tin quý báu này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn, ban Quản trị sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các bạn đọc.
      Mong bạn tiếp tục đóng góp. Nhớ để lại tên nhé.
      Thân mến!

      Xóa