Phải nói ngay rằng gọi thôn Trù Phúc mới đúng, làng là đơn vị cấp cao hơn thôn, ngày trước chúng ta thuộc làng Thuận Lạc. Trước khi có tên Trù Phúc, thôn chúng ta được gọi là thôn Đậu Sài.
Đậu Sài lắm cá lắm giam
Lắm cá lắm mú ai ham thì về
Đúng là câu ca xưa chỉ còn trong kí ức và những di tích cổ kính còn sót lên trên đất Đậu Sài/ Trù Phúc hiện nay không còn nữa, chỉ còn lại những mái nhà thờ của các dòng họ trong thôn.
Xưa tại Trù Phúc có một ngôi đền thiêng có tên Đức Ông, phải chăng đây là ngôi đền thờ một vị tướng, hoặc là một vị nhân thần có công lập nên mảnh đất Đậu Sài/ Trù Phúc. Trong tiềm thức, tôi vẫn nghi ngờ rằng ngôi đền có liên quan đến ông tổ họ Nguyễn Duy - Lạc Sơn, có thể đó là một ông tướng triều đình đến đây lánh nạn do triều đình khép tội rồi sinh ra con cháu họ Nguyễn Duy, hoặc là một vị quan trí sĩ, đến đất này lập làng, được ghi nhớ công ân mà lập nên ngôi đền mang tên Đức Ông.
Tôi đã cất công tra hết các thư tịch còn lại, từ các bản khai hiện đang lưu giữ tại Viện Hán Nôm, tài liệu của trường Viễn đông Bác Cổ ngày xưa, các cuốn sách khảo cứu như: Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, Đồng Khánh địa dư chí... nhưng tuyệt nhiên không hề có thông tin. Nó mơ hồ như chính cái việc chúng ta đang cố tìm lại tổ tiên của dòng họ Nguyễn Duy - Lạc Sơn vậy.
Đền Đức Ông xưa đóng trên đỉnh cao của quả đồi Đậu Sài, đền nhìn ra phía Đông Nam, phía trước là cánh đồng rộng, nay nó là mảnh đất hoang nằm sát bên con đường là ranh giới giữa xóm 4 và xóm 3, trước cũng đã có gia đình ông Nguyễn Tất Mai đến ở. Sau cách mạng tháng Tám, nhất là sau khi cải cách ruộng đất, hầu hết đền đài, chùa miếu ở xứ Nghệ đều bị phá sạch, đền Đức Ông không nằm ngoài số ấy. Theo một số cao niên trong làng, toàn bộ đồ thờ tự, sắc phong, tế khí đã được chuyển xuống Hữu Thiện, nay thuộc xã Xuân Sơn. Nhưng ở đền Hữu Thiện giờ cũng không còn mấy dấu tích của đền Đức Ông ngày nào.
Xưa đền là một mái nhà 3 gian đẹp đẽ, vững chãi đứng giữa đồi, phía sau có 2 cây thông lớn mà khi có gió lại phát ra tiếng vi vu. Ngày nay nhiều người còn nhớ đến những cây cổ thụ của đền nhưng thời kì hợp tác xã, rồi cải tạo văn hóa này nọ, những gì của văn hóa, tín ngưỡng đã thành kẻ thù cần phá hoại.
Nhiều bậc cao niên như ông Đoàn Văn Huỳa (ông Chử, con trai của cố Hàn Đoàn - tú tài Đoàn Văn Trực), bà Niêm (con gái cố Hàn Đoàn, là mẹ nhà thơ Thạch Quỳ, Vương Cường...), bà đồ Tiêu (làm dâu họ Nguyễn Duy)... khi được hỏi đều không nhớ, không biết đền thờ ai, cái tên Đức Ông mãi là một ẩn số, không ai biết và có lẽ sẽ thành một quá khứ lãng quên.
Bây giờ, mảnh đất này không còn ai sinh sống do "sự báo oán của thần linh", "cái gì của Ceasar thì phải trả cho Ceasar", hy vọng một ngày sự tích đền Đức Ông sẽ sáng tỏ và biết đâu lịch sử họ Nguyễn Duy - Lạc Sơn là một phần không thể thiếu của lịch sử đền Đức Ông.
Hãy cứ tin như thế!
Phụ chú:
Tổng Thuần Trung thuộc huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn gồm có 17 xã, thôn:
- Thôn Bột Đà, nay là vùng giáo xứ Bột Đà, trước là trung tâm Phật giáo của tỉnh Nghệ An.
- Thôn Phượng Lịch, sau đổi thành Phượng Kỷ do tránh kỵ húy vua Ưng Lịch.
- Thôn Thuần Hậu, nay thuộc Trung Sơn.
- Thôn Đông Bích, nay vẫn là Đông Bích, thuộc Trung Sơn.
- Thôn Trung Thượng.
- Thôn Mỹ Trung.
- Thôn Tiên Cung.
- Thôn Doanh Châu.
- Thôn Thuận Lý, nay vẫn là Thuận Lý, có đền Linh Kiếm, nay thuộc xã Thuận Sơn.
- Thôn Phú Văn, nay vẫn gọi Phú Văn, nay thuộc xã Thuận Sơn.
- Thôn Bảo Thiện, rất có thể thôn này sau đổi thành Hữu Thiện do kiêng húy chữ Bảo trong Bảo Đại.
- Thôn Mỹ Ngọc.
- Thôn Lễ Nghĩa.
- Thôn Trung Hậu.
- Thôn Thượng Cát.
- Xã Sơn La.
- Xã Trường Mỹ.
Chúng tôi sẽ có cuộc điền dã đến Hữu Thiện và cả vùng Thuần Trung để tìm hiểu về ngôi đền thiêng mang tên Đền Đức Ông.
Phụ chú:
Tổng Thuần Trung thuộc huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn gồm có 17 xã, thôn:
- Thôn Bột Đà, nay là vùng giáo xứ Bột Đà, trước là trung tâm Phật giáo của tỉnh Nghệ An.
- Thôn Phượng Lịch, sau đổi thành Phượng Kỷ do tránh kỵ húy vua Ưng Lịch.
- Thôn Thuần Hậu, nay thuộc Trung Sơn.
- Thôn Đông Bích, nay vẫn là Đông Bích, thuộc Trung Sơn.
- Thôn Trung Thượng.
- Thôn Mỹ Trung.
- Thôn Tiên Cung.
- Thôn Doanh Châu.
- Thôn Thuận Lý, nay vẫn là Thuận Lý, có đền Linh Kiếm, nay thuộc xã Thuận Sơn.
- Thôn Phú Văn, nay vẫn gọi Phú Văn, nay thuộc xã Thuận Sơn.
- Thôn Bảo Thiện, rất có thể thôn này sau đổi thành Hữu Thiện do kiêng húy chữ Bảo trong Bảo Đại.
- Thôn Mỹ Ngọc.
- Thôn Lễ Nghĩa.
- Thôn Trung Hậu.
- Thôn Thượng Cát.
- Xã Sơn La.
- Xã Trường Mỹ.
Chúng tôi sẽ có cuộc điền dã đến Hữu Thiện và cả vùng Thuần Trung để tìm hiểu về ngôi đền thiêng mang tên Đền Đức Ông.
Hiện tại đền Linh Kiếm tại thôn Thuận Lý, Thuận Sơn đang lưu giữ gần 100 đạo sắc phong của các ngôi đền trên địa bàn huyện Đô Lương, trong đó có đền Khai Long (Đông Bích), anh có thể đến đó để tìm hiểu, biết đâu lại tìm ra được nguồn gốc.
Trả lờiXóaThân ái.
Hiện có chú Nguyễn Duy Hai đang muốn phục dựng lại di tích nhưng đền mất đã lâu, không còn lưu lại gì. Thật là đáng tiếc.
Trả lờiXóa