Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Góp ý việc dùng chữ Ngọ môn

Mới rồi tôi có vào xem trang facebook của anh Nguyễn Duy Nga (anh là con trai của Nguyễn Duy Khang - là phái trưởng đệ nhị phái ở Khải Sơn) mới thấy bức ảnh này:

Nhìn vào chữ NGỌ MÔN TỪ ĐƯỜNG - HỌ NGUYỄN DUY tôi thoáng chút băn khoăn.
Ngọ môn (chữ Hán là 午門) có cách hiểu là cửa đón ánh nắng khi vuông góc với mặt đất (tức là chính ngọ), nó cũng là cửa hướng về phía Nam, là cửa chính của Hoàng thành, và quan trọng nhất là nó chỉ được sử dụng cho kinh thành của Hoàng đế.

Ảnh dưới là Ngọ môn của Hoàng thành triều Nguyễn:

Thông tin về Ngọ môn Huế như sau:

Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội.

Vì Kinh Dịch quy định ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía Nam để cai trị thiên hạ, cho nên, ngay từ thời Gia Long (1802-1810), khi xây dựng Kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị trí thế "tọa càn hướng tốn"(tây bắc-đông nam). Hướng này cũng được xem như hướng Bắc-Nam. Ðối với ngai vàng trong điện Thái Hòa được xem như vị trí trung tâm của mặt bằng tổng thể, Ngọ Môn nằm ở phía Nam của nó. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của khoa địa lý phong thủy Ðông Phương, phía Nam thuộc hướng "ngọ" trên trục "tý-ngọ" (nghĩa là Bắc-Nam). Do đó, triều Minh Mạng đã đặt tên cho cái cổng mới xây ở chính giữa mặt trước Hoàng Thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết Ðài. Chúng ta nên hiểu Ngọ Môn là cổng phía Nam với ý nghĩa mang tính không gian, chứ không nên cho rằng chữ "ngọ" ở đây mang tính thời gian là giờ "ngọ", lúc mặt trời đứng bóng giữa ngày. Thành thử không thể dịch chữ Ngọ Môn ra thành "Noon time gate" như có người đã dịch. Có hiểu đúng ý nghĩa của người xưa khi đặt tên , mới thấy rõ hơn vị trí của Ngọ Môn trong tổng thể kiến trúc Ðại Nội. Ngày xưa, cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo, và trong những dịp tiếp kiến các sứ ngoại quốc quan trọng trong Hoàng Cung...

Tuy nhiên, Ngọ Môn không phải chỉ là một cái cổng, mà nó là cả một tổng thể kiến trúc khá phức tạp: bên trên còn có lầu Ngũ Phụng được xem như một lễ đài, dùng để tổ chức một số cuộc lễ hàng năm của triều đình, như lễ Truyền Lô (đọc tên các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ), lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Duyệt Binh...và đây cũng là nơi diễn ra cuộc lễ thoái vị của vua Bảo Ðại vào ngày 30-8-1945.

Về mặt kết cấu kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra làm hai hệ thống: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống lầu Ngũ Phụng ở trên, mặc dù cả hai đều đã được thiết kế ăn khớp nhau một cách chặt chẽ và hài hòa với nhau từ tổng thể đến chi tiết


Như vậy, Ngọ Môn chỉ được dùng cho HOÀNG ĐẾ, cho Kinh thành chứ không nên dùng cho một nhà thờ họ. Nếu như vào thời phong kiến, thì đây là một chữ phạm thượng rất lớn.

1 nhận xét:

  1. tôi thấy hướng của cổng nhà thờ họ này cũng là hướng Nam đó chứ.

    Trả lờiXóa